Nhà trường thân thiện học sinh tích cực

Nhà trường thân thiện và giải pháp đổi mới quản lý giáo dục. Mục tiêu giáo dục của chúng ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, và nghề nghiệp hướng tới xây dựng con người trong thời kỳ  Chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để làm được điều đó thì nền giáo dục phải đổi mới cho phù hợp với từng giai đoạn của đất nước. Từ năm 2008 trở về trước, giáo dục Việt Nam đã trải qua ba lần cải cách giáo dục và nhiều chương trình đổi mới giáo dục. Và năm 2008 trở lại đây giáo dục Việt Nam đang chủ trương tiến hành xây dựng chương trình nhà trường thân thiện và đổi mới quản lý giáo dục. Đây là vấn đề rất cần thiết đối với nền giáo dục Việt Nam. Tạo ra một môi trường mới, một phong cách quản lý mới để hoà nhập với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, nhưng vẫn giữ nguyên giá trị giáo dục truyền thống và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.

(ảnh minh họa: Internet)

1. Nhà trường thân thiện
Trường học thân thiện là mô hình trường do quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối của thế kỷ trước và được triển khai có kết quả tốt ở nhiều nước trên thế giới.

Ở Việt Nam phối hợp với UNICEF, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm thí điểm ở 50 trường tiểu học và trung học cơ sở. Từ kết quả thí điểm Bộ GD&ĐT chủ trương tiến hành đại trà trong năm 2008-2009 ở tất cả các trường tiểu học và trung học cơ sở trong toàn quốc và tới năm 2013 sẽ lan rộng ra các trường trung học phổ thông .

Thông thường chúng ta hiểu: Thân thiện là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau. Thân thiện hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý. Nếu bất bình đẳng, mất dân chủ, vô cảm trong quan hệ giữa người với người thì không có thân thiện.  “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử.

Trường học thân thiện” đương nhiên phải “thân thiện” với địa phương – địa bàn hoạt động của nhà trường; phải “thân thiện” trong tập thể sư phạm với nhau; giữa tập thể sư phạm với học sinh; “Trường học thân thiện” phải đảm bảo cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lý người thụ hưởng. Để có được và làm phát triển trường học thân thiện, chúng ta cần:

1.1 Xây dựng trường, lớp xanh-sạch-đẹp-an toàn
1.2. Dạy và học có hiệu quả
1.3 Rèn luyện kỹ năng sống cho ng­ười học
1.4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh


2. Giải pháp đổi mới quản lý giáo dục:

Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động chủ đề “đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Mục đích của việc đổi mới này tạo sự đoàn kết trong tập thể nhà trường – Để trường học không còn tệ nạn xã hội và đặc biệt hơn là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển mô hình trường thân thiện.

Thực tế ai cũng mong muốn đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục. Nhưng thực tế đó rất khó vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: trình độ con người, điều kiện cơ sở vật chất, cơ chế quản lý hiện nay… Nó ảnh hưởng rất lớn tới việc đổi mới quản lý giáo dục. Vì vậy để ủng hộ và đồng tình với phong trào phát động đúng đắn về “đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” của Bộ – Tôi xin chia sẻ một vài ý kiến như sau:

2.1, Với người lãnh đạo, quản lý: Người lãnh đạo, quản lý phải có phẩm chất, năng lực, có phong cách lãnh đạo, quản lý và có sự tín nhiệm, phục tùng tự  nguyện của quần chúng cấp dưới

Phẩm chất, năng lực tương xứng với chức vụ được giao, có nhân cách mẫu mực hoàn thiện, thực thi được quyền lực, có phong cách lãnh đạo phù hợp. Đây là yếu tố quan trọng nhất. Họ phải có nhân cách hoàn thiện mẫu mực

* Người lãnh đạo phải làm gì?

Chúng ta biết rằng, người lãnh đạo là thuyền trưởng của một chiếc tàu. Ngôi trường phát triển hay thất bại là do sự lãnh đạo sáng suốt của người lãnh đạo. Muốn vậy người lãnh đạo cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Có tầm nhìn của nhà trường trong tương lai, Xây dựng kế hoạch dài hạn kế hoạch trung hạn và kế hoạch tác nghiệp năm học.  Minh bạch thu chi tài chính của nhà trường.
– Xây dựng một ngôi trường thân thiện mà ở đó mọi người biết thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau.
– Biết lắng nghe và tôn trọng những ý kiến đóng góp của giảng viên, cán bộ, công nhân viên.

Làm sao giảng viên, cán bộ, công nhân viên xem trường như là nhà của mình thì họ mới an tâm công tác lâu dài. Cố gắng tìm cách cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho giảng viên .

2.2. Với Các cán bộ cốt cán (trưởng phó khoa, trung tâm, các phòng ban) cần làm gì?

Các cán bộ cốt cán là cánh tay phải của lãnh đạo . Các cán bộ cốt cán mạnh thì ngôi trường đó sẽ mạnh. Muốn vậy thì mỗi cán bộ cốt cán cần đạt một số yêu cầu sau:

– Xây dựng kế hoạch của đơn vị mình phụ trách  phải thể hiện rừ: Phân công, phân nhiệm, có hệ thống các văn bản liên quan đến chuyên môn.

– Có sự tổ chức, chỉ đạo hoạt động  cho đơn vị mình phụ trách một cách khoa học,

– Không quan cách cửa quyền, không nịnh trên nạt dưới.

– Không mượn danh lãnh đạo để hù úm nhân viên.

2.3. Trách nhiệm của giảng viên  

– Luôn trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ , trình độ hiểu biết

– Toàn tâm toàn ý với công việc được giao. Xem trường là nhà để yên tâm công tác lâu dài, không được đứng núi này trông núi nọ.

– Mạnh dạn bày tỏ những ý kiến của mình với lãnh đạo, không được nhu nhược và làm theo một cách máy móc.

2,4,* Trách nhiệm của quản lý sinh viên

Vai trò của quản lý sinh viên rất quan trọng trong việc quản lý sinh viên  trên mọi phương diện.

–    Dựa trên tiêu chí chung của nhà trường, quản lý sinh viên phải phối hợp với các khoa , phòng ban để tổ chức, hướng dẫn, quản lý ,

– Tổ chức lớp, khoa, tr­êng  thành một lực lượng tự quản.

2.5.* Quản lý Cơ sở vật chất, tài chính

– Đổi mới cơ chế tài chính, đặc biệt là nội dung “ba công khai”. Thực hiện nhưng phải đi đôi với chất lượng “ba công khai”.

– Tỷ lệ sinh viên/giảng viên phải phù hợp với mức tiêu chuẩn của Bộ theo quy định từ 20-30 sinh viên/giảng viên.

– Thay thế mô hình đạo tạo giáo viên truyền thống. Khó có giáo viên giỏi, chuyên môn sâu khi chỉ trang bị cho sinh viên lý  thuyết. Cách đào tạo hiện nay của một số trường đã vô tình khuyến khích sinh viên học vẹt. Khi ra trường chính những giáo viên này lại “trả bài” cho học sinh bằng cách dạy vẹt.

Tóm lại, từ khi thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với nỗ lực to lớn của toàn dân tộc nước ta đã phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục và đào tạo. Đặc biệt là mấy năm gần đây ngành giáo dục đã xây dựng được mô hình trường học thân thiện và đổi mới được nhiều phương pháp quản lý giáo dục, xong để vấn đề trên được hoàn thiện và có kết quả thực sự bền vững chúng ta cần có sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp Uỷ, Đảng và chính quyền các cấp đồng thời có sự chỉ đạo chặt trẽ của các Đoàn thể và sự quan tâm của toàn xã hội. Có được như vậy nền giáo dục của Việt Nam mới phát triển và hội nhập với nền giáo dục thế giới. Đúng như nhà toán học Leibniz người Đức đã từng nói: “ai làm chủ giáo dục, có thể thay đổi thế giới”.

Theo “ThS. Nguyễn Thị Hiếu Học viện quản lý giáo dục”