Kế hoạch tổ chức Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

WWW.NHATRUONG.VN – 0968.315.379 Chuyên cung cấp Áo Đoàn Thanh niên, quà tặng đại hội, Huy hiện Liên hiệp Thanh niên… Chào Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ VII Công ty chúng tôi có những khuyến mại tốt nhất.

KẾ HOẠCH

Tổ chức Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp tiến tới

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ VII

————-

Căn cứ Điều lệ Hội LHTN Việt Nam và Kế hoạch số: 30 KH/TWH ngày 02 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam về việc tổ chức Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2014 – 2019. Ban thư ký Ủy ban Hội tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VII, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

– Tạo đợt sinh hoạt rộng rãi trong các cấp bộ Hội và các tầng lớp thanh niên nhằm đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Đại hội cấp mình trong nhiệm kỳ qua; xây dựng phương hướng, nhiệm vụ và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Hội và phong trào thanh niên trong nhiệm kỳ mới.

– Củng cố và phát triển Hội thêm một bước để Hội thật sự là tổ chức của thanh niên, do thanh niên và vì thanh niên; đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên vào tổ chức Hội.

– Phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của cán bộ, hội viên, thanh niên trong tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước trước, trong và sau Đại hội, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và chăm lo tốt hơn nhu cầu, lợi ích chính đáng của hội viên, thanh niên.

2. Yêu cầu

– Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong chuẩn bị và tổ chức Đại hội.

– Đổi mới công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội sao cho Đại hội là sự kiện của thanh niên, thu hút sự tham gia và đóng góp của đông đảo thanh niên; đảm bảo thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.

II. NỘI DUNG ĐẠI HỘI

Kế hoạch tổ chức Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Kế hoạch tổ chức Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

1. Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ qua và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào thanh niên trong nhiệm kỳ mới.

2. Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội Hội cấp trên trực tiếp và Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VII.

3. Hiệp thương cử ra Ủy ban Hội nhiệm kỳ mới.

4. Hiệp thương cử đoàn đại biểu dự Đại hội Hội cấp trên.

III. XÂY DỰNG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI HỘI LIÊN HỆP THANH NIÊN VIỆT NAM CÁC CẤP

1. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ qua

– Báo cáo phải ngắn gọn, đánh giá đúng thực trạng tình hình thanh niên và phong trào thanh niên, thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội; thẳng thắn chỉ rõ những yếu kém, hạn chế; phân tích nguyên nhân (chủ quan, khách quan), rút ra bài học kinh nghiệm, làm cơ sở cho việc xây dựng phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ mới.

– Đánh giá kết quả cụ thể hóa thực hiện 3 cuộc vận động và 2 chương trình công tác Hội tại địa phương, đơn vị một cách xác thực, có số liệu cụ thể; so sánh, đánh giá kết quả đạt được với chỉ tiêu, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội; chỉ ra những mô hình hay, cách làm hiệu quả cần phát huy và các nội dung chưa phù hợp, kém hiệu quả cần được loại bỏ.

– Xây dựng hệ thống phụ lục số liệu, mô hình kèm theo.

2. Phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ mới

– Căn cứ các nhiệm vụ liên quan được đề cập trong Nghị quyết của Đảng, của Đoàn (ở từng cấp), nhu cầu của thanh niên và khả năng tổ chức thực hiện của tổ chức Hội để xây dựng mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ mới.

– Các mục tiêu, chỉ tiêu phải phù hợp, dễ đo lường; các nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể, đầy đủ và khả thi.

3. Báo cáo kiểm điểm của Ủy ban Hội LHTN Việt Nam các cấp

Tập trung đánh giá tính hợp lý về cơ cấu, thành phần và hiệu quả hoạt động của Uỷ ban Hội, làm cơ sở xây dựng Uỷ ban Hội nhiệm kỳ mới; đánh giá tình hình biến động và kết quả kiện toàn Uỷ ban Hội trong nhiệm kỳ; kiểm điểm kết quả cụ thể hoá thực hiện Nghị quyết Đại hội, sự định hướng của Uỷ ban trước những vấn đề mới phát sinh trong nhiệm kỳ; đánh giá sự tham gia của các thành viên Uỷ ban Hội; phân tích những hạn chế, tồn tại trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Hội trong nhiệm kỳ qua.

4. Chuẩn bị dự thảo Nghị quyết Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp

Trên cơ sở văn kiện của Đại hội, Ủy ban Hội cấp triệu tập Đại hội xây dựng dự thảo Nghị quyết Đại hội gồm những nội dung cơ bản, quan trọng để Đại hội thảo luận, quyết định.

5. Về thảo luận, góp ý văn kiện của Đại hội

5.1. Đối với văn kiện cấp tổ chức Đại hội

Ủy ban Hội cấp triệu tập Đại hội xây dựng dự thảo văn kiện của Đại hội, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong cán bộ, hội viên, thanh niên, các đồng chí cựu cán bộ đoàn, hội, các nhà khoa học, các ban, ngành, đoàn thể với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp trước và trong Đại hội.

5.2. Đối với văn kiện Đại hội cấp trên:

Các cấp bộ Hội tổ chức cho hội viên, thanh niên nghiên cứu góp ý vào văn kiện Đại hội cấp trên trước khi tổ chức Đại hội và tổng hợp báo cáo tại Đại hội của cấp mình.

Việc thảo luận, lấy ý đóng góp vào văn kiện Đại hội Hội phải được tiến hành nghiêm túc, trên tinh thần thẳng thắn và trách nhiệm, nội dung phải cụ thể và được tiến hành dưới nhiều hình thức để thu hút sự tham gia rộng rãi của cán bộ, hội viên, thanh niên; đồng thời qua thảo luận các cấp bộ Hội lĩnh hội tư tưởng chỉ đạo của Hội LHTN Việt Nam cấp trên để cụ thể hóa vào văn kiện và Nghị quyết Đại hội của cấp mình.

IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ NHÂN SỰ ỦY BAN HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM CÁC CẤP

Chuẩn bị nhân sự Ủy ban Hội LHTN Việt Nam nhiệm kỳ mới là nội dung quan trọng; quá trình chuẩn bị nhân sự phải dân chủ, công khai, đúng điều lệ, quy định; Ủy ban Hội LHTN Việt Nam các cấp phải có cơ cấu, số lượng và thành phần hợp lý, gồm những cá nhân có đức, có tài, có tín nhiệm trong tổ chức Hội, trong thanh niên; chú trọng cán bộ nữ, dân tộc, hội viên, thanh niên có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu trong các tầng lớp thanh niên.

1. Tiêu chuẩn Ủy viên Ủy ban Hội

– Có hiểu biết về Hội, có kỹ năng công tác Hội, nắm vững Điều lệ Hội; có khả năng tổ chức hoạt động và vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, các chương trình hoạt động của Hội.

– Tích cực phấn đấu xây dựng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

– Có uy tín, khả năng, trình độ học vấn và tinh thần trách nhiệm để đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp thanh niên và hội viên.

Căn cứ vào tiêu chuẩn trên, ở mỗi cấp bộ Hội cần cụ thể hóa cho phù hợp với yêu cầu ở từng địa phương, đơn vị; phù hợp với tính chất và đối tượng cụ thể của Hội.

2. Số lượng Ủy viên Ủy ban Hội

Số lượng Ủy viên Ủy ban Hội các cấp được xác định hợp lý trên cơ sở yêu cầu công việc và tình hình thực tế. Tham khảo khung số lượng sau:

– Cấp huyện: từ 15 – 39 anh, chị; trong đó có Chủ tịch và 2 – 3 Phó Chủ tịch.

– Cấp xã: từ 5 – 29 anh, chị; trong đó có Chủ tịch và 1-2 Phó Chủ tịch.

* Việc vượt quá số lượng quy định trên phải được sự đồng ý của Ủy ban Hội LHTN Việt Nam cấp trên trực tiếp, nhưng không quá 15%.

3. Cơ cấu Ủy ban Hội

– Đại diện lãnh đạo của Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp; đại diện các tổ chức thành viên như: CLB Doanh nhân trẻ, CLB Thầy thuốc trẻ, Ban vận động thành lập các hội (nếu có).

– Đại diện Ủy ban Hội cấp dưới trực tiếp.

– Đại diện các tầng lớp thanh niên (thanh niên dân tộc, thanh niên tín đồ tôn giáo, thanh niên nông thôn, công nhân, trí thức trẻ, văn nghệ sĩ trẻ…).

– Đại diện các cá nhân tiêu biểu và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Chú ý cơ cấu hợp lý số ủy viên cũ, ủy viên mới; tỷ lệ nữ và các độ tuổi để đảm bảo tính kế thừa.

4. Hiệp thương chọn cử đại biểu dự Đại hội Hội LHTN Việt Nam cấp trên

Việc hiệp thương chọn cử đoàn đại biểu phải theo quy định Điều lệ Hội, hướng dẫn của Ủy ban Hội LHTN Việt Nam cấp trên. Đại biểu được hiệp thương chọn cử làm đại biểu là những cán bộ, hội viên tiêu biểu, có tín nhiệm trong tổ chức Hội, trong thanh niên; có khả năng đóng góp ý kiến vào các quyết định của Đại hội và có trách nhiệm tuyên truyền kết quả Đại hội.

5. Số lượng đại biểu và thời gian Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp

5.1. Số lượng đại biểu

Số lượng đại biểu Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp do Ủy ban Hội cấp triệu tập Đại hội quyết định phù hợp với khả năng tổ chức, điều kiện thực tế và ngân sách cho phép. Thống nhất tổ chức Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam 4 cấp (từ Trung ương đến cơ sở) trong năm 2014.

5.2. Thời gian Đại hội

Đại hội cấp cơ sở: Không quá 01 ngày, hoàn thành chậm nhất trong tháng 5 năm 2014.

Đại hội cấp huyện: Không quá 01 ngày, hoàn thành chậm nhất trong tháng 8 năm 2014.

Đại hội cấp tỉnh: Không quá 02 ngày, hoàn thành chậm nhất cuối tháng 10 năm 2014.

Đại hội đại biểu đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VII: Không quá 03 ngày, tiến hành vào tháng 12 năm 2014.

Lưu ý: Đối với Ủy ban Hội LHTN Việt Nam các cấp có nhiệm kỳ Đại hội không trùng với nhiệm kỳ Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp do Trung ương Hội LHTN Việt Nam quy định. Trung ương Hội LHTN Việt Nam quy định về thời gian tổ chức Đại hội như sau:

– Đối với Ủy ban Hội LHTN Việt Nam các cấp có nhiệm kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn không quá 1 năm so với quy định, đề nghị Ủy ban Hội LHTN Việt Nam các cấp kéo dài nhiệm kỳ hoặc rút ngắn nhiệm kỳ và tổ chức Đại hội trùng với nhiệm kỳ Đại hội do Trung ương quy định.

– Đối với Ủy ban Hội LHTN Việt Nam các cấp có nhiệm kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn quá 1 năm so với quy định, đề nghị Ủy ban Hội LHTN Việt Nam các tổ chức Hội nghị đại biểu.

6. Chương trình Đại hội

Tùy theo điều kiện thực tế, Ủy ban Hội LHTN Việt Nam các cấp xây dựng chương trình Đại hội phù hợp, đảm bảo thực hiện các nội dung theo Kế hoạch này. Đại hội có thể diễn ra ngoài trời, trong hội trường, gắn với hoạt động của thanh niên… Tuy nhiên nhất thiết phải thực hiện những phần sau đảm bảo theo đúng Điều lệ và Nghi thức Hội:

– Chào cờ.

– Khai mạc.

– Hiệp thương cử Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký Đại hội.

– Báo cáo về tình hình đại biểu dự Đại hội.

– Trình bày tóm tắt văn kiện Đại hội và thảo luận, đóng góp ý kiến vào văn kiện Đại hội Hội cấp trên trực tiếp và Đại hội toàn quốc.

– Phát biểu của cấp ủy, Ban thường vụ Đoàn cùng cấp, Hội cấp trên (nếu có).

– Hiệp thương chọn cử Ủy ban Hội LHTN Việt Nam nhiệm kỳ mới và đoàn đại biểu dự Đại hội Hội LHTN Việt Nam cấp trên.

– Khen thưởng (nếu có).

– Thông qua Nghị quyết Đại hội.

– Bế mạc, tổng kết Đại hội.

* Các hoạt động đồng hành với Đại hội: Ủy ban Hội tổ chức các hoạt động tạo khí thế trước, trong và sau Đại hội, như: Ngày hội thanh niên; Liên hoa, hội trại, tọa đàm, diễn đàn; tổ chức đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên chào mừng Đại hội; trao giải thưởng, trao các loại công trình tại Đại hội…

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với cấp tỉnh

– Xây dựng Đề án tổ chức Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Sóc Trăng lần thứ V, nhiệm kỳ 2014 – 2019.

– Thành lập Ban Tổ chức và các tiểu ban của Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Sóc Trăng lần thứ V, nhiệm kỳ 2014 – 2019.

– Xây dựng dự thảo Văn kiện của Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Sóc Trăng lần thứ V, nhiệm kỳ 2014 – 2019.

– Ban hành Hướng dẫn tổ chức Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp; duyệt Đại hội cấp huyện.

– Theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này.

* UBH tỉnh chỉ đạo tổ chức Đại hội điểm cấp huyện và cấp xã.

+ Cấp huyện: chọn Ủy ban Hội huyện Mỹ Tú tổ chức Đại hội điểm cấp huyện.

+ Cấp xã: chọn Ủy ban Hội Xã An Thạnh I, huyện Cù Lao Dung tổ chức Đại hội điểm cấp xã.

2. Đối với các cấp bộ Hội từ cơ sở đến cấp huyện

– Thường trực Ủy ban Hội các cấp xây dựng đề án tổ chức Đại hội, thành lập Ban Tổ chức và các tiểu ban Đại hội giúp Ủy ban Hội chỉ đạo, chuẩn bị và tổ chức Đại hội.

– Thường trực Ủy ban Hội cấp dưới báo cáo đề án tổ chức Đại hội, việc chuẩn bị văn kiện Đại hội, đề án nhân sự với cấp ủy Đảng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng cấp và Thường trực Ủy ban Hội cấp trên. Khi được cấp ủy Đảng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng cấp và Thường trực Ủy ban Hội cấp trên đồng ý thì mới tiến hành Đại hội.

– Cấp bộ Hội từ cấp huyện trở lên phải chọn một số cơ sở cấp dưới để chỉ đạo điểm rút kinh nghiệm. Đối với tổ chức Hội cơ sở còn yếu kém, cần tập trung củng cố, kiện toàn trước khi tiến hành Đại hội.

Căn cứ vào kế hoạch này, Ủy ban Hội các huyện, thị, thành phố báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng cấp xây dựng kế hoạch, đề án và chỉ đạo việc tổ chức Đại hội Hội các cấp thuộc địa phương, đơn vị.